Tin tức
Truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa

Cuộc đua giữa Thỏ và Rùa ai cũng biết, vậy câu chuyện này có điều gì mới nhỉ? Đọc để suy ngẫm...

Ai cũng biết Thỏ là con vật cực kỳ nhanh lẹ, và Rùa là con vật cực kỳ chậm chạp. Vì thế cho nên Thỏ rất kiêu ngạo và hay giễu cợt sự chậm chạp của Rùa. Quyết không thể để cho Thỏ cứ suốt ngày giễu cợt mình mãi nên một hôm Rùa quyết tâm thách đấu chạy thi với Thỏ. Tất nhiên Thỏ tỏ ra vô cùng khinh thường Rùa nhưng cũng

muốn cho Rùa “tâm phục khẩu phục” cho nên đồng ý nhận lời thách đấu của Rùa. Khởi đầu Thỏ chạy rất nhanh, vượt rất xa Rùa, khi Thỏ chạy gần tới đích thì thấy phong cảnh xung quanh vô cùng đẹp, có suốI chảy róc rách, có hoa thơm trái ngọt, cho nên Thỏ dừng lại nằm nghỉ ngắm hoa, lát sau thì thiếp đi lúc nào không biết, đến khi tỉnh dậy thì Rùa đã tới đích từ lúc nào rồI, mọi người đã giải tán hết rồi. Thỏ cảm thấy vô cùng tức giận và xấu hổ.

 

Bài học rút ra: Dù cho chúng ta giỏi, chúng ta thông minh, chúng ta nhanh nhẹn đến mức nào đi chăng nữa mà chúng ta chủ quan, ỷ lại, cẩu thả thì chúng ta vẫn bị đánh bại bởi những người chậm chạp, không thông minh lắm nhưng họ biết kiên nhẫn, cẩn thận!

 

Sau lần thua đau đớn này thì Thỏ tỏ ra vô cùng tức tối, Thỏ quyết tâm thách đấu để phục thù, và lần này Thỏ hoàn toàn chuyên tâm chạy thi, quyết tâm chạy một mạch từ đầu đến cuối, không hề chểnh mảng một giây một phút nào cả. Và kết quả là Thỏ đã thắng Rùa. Tỉ số hiện bây giờ là 1-1.

 

Bài học rút ra: Chúng ta giỏi, thông minh, nhanh nhẹn là một ưu thế tuyệt vờI rồi, và nếu chúng ta biết cẩn thận, chu đáo, không khinh địch thì chúng ta vẫn hoàn toàn đánh bại những người chậm mà cẩn thận một cách d6ẽ dàng. Vì dù cho họ có cẩn thận đến mức nào đi chăng nữa thì khả năng giải quyết vấn đề của họ vẫn chậm hơn chúng ta.

Rùa không chịu thua, và lần này Rùa lại thách đấu với Thỏ nhưng vớI điều kiện là đường đua lần này do Rùa chọn. Tất nhiên Thỏ đồng ý ngay, và lần này Rùa đã chọn đường đua có sông ở giữa, Thỏ chạy rất nhanh, nhưng đến bờ sông thì đành đứng đó, không biết cách nào vượt qua sông cả, Rùa chạy chậm hơn rất nhiều, nhưng khi đến sông thi Rùa bơi sang và đến đích đầu tiên. Tì số là 2-1 nghiêng về Rùa.
Bài học rút ra: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu cả, nếu chúng ta biết cách tận dụng ưu điểm của mình và khai thác nhược điểm của đối thủ thì chúng ta có thể chiến thắng họ. Y như trong binh pháp vậy: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Thỏ vô cùng tức giận, và lần này Thỏ lại thách đấu Rùa, và đường đua lần này phải do Thỏ chọn, lần này Thỏ chọn đường đua có đi ngang một ngọn đồi rất cheo leo, Thỏ nhảy qua rất dễ dàng, còn Rùa thì không thể nào vượt qua nổi cho dù có cố gắng đến mứa nào đi thì vẫn không thể vượt qua nổi. Vậy là tỉ số đã được san bằng 2-2

Bài học rút ra: Y như bài học ở lần chạy thi thứ 3.

Sau lần chạy thi này thì cả Rùa và Thỏ đều hiểu ra được vấn đề và chúng trở nên rất thân thiết với nhau, chúng đã kết hợp thành một bộ đôi ăn ý để chạy thi với các con thú khác. Khi đến sông thì Rùa cõng Thỏ qua, khi đến đồi núi thì Thỏ cõng Rùa vượt qua, và kết quả là họ chiến thắng mọi con thú khác.

Bài học rút ra cho toàn bộ câu chuyện: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, chúng ta phải biết kết hợp lại với nhau, lấy cái ưu của người này bù cho cái khuyết của người kia, nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ trở thành một tổ chức rất vững mạnh. Theo ý kiến chủ quan của mình thì ngành Quản lý dự án cũng vậy, một người Quản lý dự án chuyên nghiệp là người biết quản lý con người, biết cách đoàn kết mọi người lại, tạo điều kiện cho từng người phát huy đúng sở trường của họ, phải làm cho họ có tinh thần tương trợ lẫn nhau, người này hỗ trợ cho người kia, có như vậy thì công việc của chúng ta sẽ thành công như mong đợi.

Một thầy giáo trong ngành đã nói một cách chua xót: “Mỗi một ngườt Nhật là một hạt bùn, còn mỗi người Việt Nam là một hạt kim cương. Nghe thì có vẻ cao sang nhưng ngẫm lại thì hạt bùn có thể kết dính lại với nhau thành một khối thống nhất, còn hạt kim cương thì sẽ bị loảng xoảng và không thể nào kết dính với nhau được”.

Tin tức khác
Nhóm sản phẩm
Hình ảnh

old data here